1. Trạng thái tồn tại của Nitơ trong nước thải:
Trong nước thải, các
hợp chất của nitơ tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất
dạng ôxy hoá (nitrit và nitrat).
Trong
nước thải sinh hoạt nitơ tồn tại dưới dạng vô cơ (65%) và hữu cơ (35%). Nguồn
nitơ chủ yếu là từ nước tiểu. Mỗi người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước
1,2 lít nước tiểu, tương đương với 12 g nitơ tổng số. Trong số đó nitơ trong urê (N-CO(NH2)2)
là 0,7g, còn lại là các loại nitơ khác.
2. Tác hại của ô nhiễm Nitơ đối với môi trường
Nitơ trong nước thải cao, chảy vào sông, hồ làm tăng hàm
lượng chất dinh dưỡng. Do vậy nó gây ra sự phát triển mạnh mẽ của các loại thực
vật phù du như rêu, tảo gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn,
giảm chất lượng nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sản sinh nhiều
chất độc trong nước như NH4+, H2S, CO2,
CH4... tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích trong nước. Hiện tượng đó
gọi là phú dưỡng nguồn nước
Hiện nay, phú dưỡng thường gặp trong các hồ đô thị, các
sông và kênh dẫn nước thải. Đặc biệt là tại khu vực Hà Nội, sông Sét, sông Lừ,
sông Tô Lịch đều có màu xanh đen hoặc đen, có mùi hôi thối do thoát khí H2S.
Hiện tượng này tác động tiêu cực tới hoạt động sống của dân cư đô thị, làm biến
đổi hệ sinh thái của nước hồ, tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí của khu dân cư.
3. Tác hại của Nitơ đối với quá trình xử lý nước
Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình
xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp
với các loại hoá chất trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.
Với đặc tính như vậy việc xử lý Nitơ trong giai đoạn
hiện nay đang là vấn đề đáng được nghiên cứu và ứng dụng.Vấn đề này đã được các
nhà nghiên cứu, các học giả đi sâu tìm hiểu
4.1 Cơ sở lý thuyết các quá
trình xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học
Trong
quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí, nitơ amôn sẽ được
chuyển thành nitrit và nitrat nhờ các loại vi khuẩn Nitrosomonas và
Nitrobacter. Khi môi trường thiếu ôxy, các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans (dạng kỵ khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy
của nitrát (NO3-) và nitrit (NO2-) để
ôxy hoá chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ
thoát ra khỏi nước.
Quá
trình chuyển NO3- ® NO2-
® NO ® N2O ® N2 với việc
sử dụng mêtanol làm nguồn các bon được biểu diễn bằng các phương trình sau đây:
4.2. Nitrat
hóa
Nitrat
hoá là một quá trình tự dưỡng (năng lượng cho sự phát triển của vi khuẩn được lấy
từ các hợp chất ôxy hoá của Nitơ, chủ yếu là Amôni. Ngược với các vi sinh vật dị
dưỡng các vi khuẩn nitrat hoá sử dụng CO2 (dạng vô cơ) hơn là các
nguồn các bon hữu cơ để tổng hợp sinh khối mới. Sinh khối của các vi khuẩn
nitrat hoá tạo thành trên một đơn vị của quá trình trao đổi chất nhỏ hơn nhiều
lần so với sinh khối tạo thành của quá trình dị dưỡng.
Quá
trình Nitrat hoá từ Nitơ Amôni được chia làm hai bước và có liên quan tới hai
loại vi sinh vật , đó là vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria. ở giai đoạn
đầu tiên amôni được chuyển thành nitrit và ở bước thứ hai nitrit được chuyển thành
nitrat
Bước 1. NH4- + 1,5 O2 à NO2-
+ 2H+ + H2O
Bước 2. NO-2 + 0,5
O2 à NO3-
Các
vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria sử dụng năng lượng lấy từ các phản
ứng trên để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối. Có thể tổng hợp quá
trình bằng phương trình sau :
NH4- + 2 O2 à NO3-
+ 2H+ + H2O (*)
Cùng
với quá trình thu năng lượng, một số iôn Amôni được đồng hoá vận chuyển vào
trong các mô tế bào. Quá trình tổng hợp sinh khối có thể biểu diễn bằng phương
trình sau :
4CO2 + HCO3- + NH+4
+ H2O à C5H7O2N + 5O2
C5H7O2N tạo thành được dùng để
tổng hợp nên sinh khối mới cho tế bào vi khuẩn.
Toàn bộ quá trình ôxy hoá và
phản ứng tổng hợp được thể hiện qua phản
ứng sau : NH4++1,83O2+1,98 HCO3-
à 0,021C5H7O2N + 0,98NO3-+1,041H2O+1,88H2CO3
Lượng
ôxy cần thiết để ôxy hoá amôni thành nitrat cần 4,3 mg O2/ 1mg NH4+.
Giá trị này gần bằng với giá trị 4,57 thường được sử dụng trong các công thức tính
toán thiết kế. Giá trị 4,57 được xác định từ phản ứng (*) khi mà quá trình tổng
hợp sinh khối tế bào không được xét đến.
4.3. Khử
nitrit và nitrat:
Trong
môi trường thiếu ôxy các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans (dạng
kị khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hoá chất
hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
+
Khử nitrat :
NO3-
+ 1,08 CH3OH + H+
à 0,065 C5H7O2N
+ 0,47 N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O
+
Khử nitrit :
NO2-
+ 0,67 CH3OH + H+
à 0,04 C5H7O2N
+ 0,48 N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O
Như
vậy để khử nitơ công trình xử lý nước thải cần :
Điều
kiện yếm khí ( thiếu ôxy tự do )
Có
nitrat (NO3- ) hoặc nitrit (NO2-)
Có
vi khuẩn kị khí tuỳ tiện khử nitrat;
Có
nguồn cácbon hữu cơ
Nhiệt
độ nước thải không thấp.
5.
Các
dây chuyền và công trình xử lý nitơ trong nước thải
5.1. Dây chuyền công nghệ xử lý nitơ
-
Quá trình hậu phản
(Post - denitrification)
Nitrat hóa (Xử lý sinh học bậc 2) ® Phản nitrat(Xử lý bậc
3)
Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải - Qúa trình hậu phản
-Quá trình tiền phản
(Pre – denitrification)
Khử
nitrat (Oxi hóa hợp chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí) ® nitrat hóa (xử lý bậc
2)
5.2.
Một số dạng công trình
kết hợp xử lý BOD/N
Kênh
ôxy hoá tuần hoàn hoạt động theo nguyên lý thổi khí bùn hoạt tính kéo dài. Quá
trình thổi khí đảm bảo cho việc khử BOD và ổn định bùn nhờ hô hấp nội bào. Vì vậy
bùn hoạt tính dư ít gây hôi thối và khối lượng giảm đáng kể.
Các
chất hữu cơ trong công trình hầu như được ôxy hoá hoàn toàn, hiệu quả khử BOD đạt
85¸95%. Trong vùng hiếu
khí diễn ra quá trình ôxy hoá hiếu khí các
chất hữu cơ và nitrat hoá. Trong vùng thiếu khí (hàm lượng ôxy hoà tan thường dưới
0,5 mg/l) diễn ra quá trình hô hấp kỵ khí và khử nitrat.
Để
khử N trong nước thải, người ta thường tạo điều kiện cho quá trình khử nitrat
diễn ra trong công trình. Kênh ôxy hoá tuần hoàn hoạt động theo nguyên tắc của
aerôten đẩy và các guồng quay được bố trí theo một chiều dài nhất định nên dễ tạo
cho nó được các vùng hiếu khí (aerobic) và thiếu khí (anoxic) luân phiên thay đôỉ.
Quá trình nitrat hoá và khử nitrat cũng được tuần tự thực hiện trong các vùng này
Hiệu quả khử nitơ trong kênh ôxy hoá tuần hoàn có thể đạt từ 40¸80%
5.2.2.
Aerôten
hoạt động gián đoạn theo mẻ (hệ SBR)
Các
giai đoạn hoạt động diễn ra trong một ngăn bao gồm: làm đầy nước thải, thổi khí,
để lắng tĩnh, xả nước thải và xả bùn dư.
Trong
bước một, khi cho nước thải vào bể, nước thải được trộn với bùn hoạt tính lưu
lại từ chu kỳ trước. Sau đấy hỗn hợp nước thải và bùn được sục khí ở bước
hai với thời gian thổi khí đúng như thời gian yêu cầu. Quá trình diễn ra gần với
điều kiện trộn hoàn toàn và các chất hữu cơ được ôxy hoá trong giai đoạn này.
Bước thứ ba là quá trình lắng bùn trong điều kiện tĩnh. Sau đó nước trong nằm
phía trên lớp bùn được xả ra khỏi bể. Bước cuối cùng là xả lượng bùn dư được
hình thành trong quá trình thổi khí ra khỏi ngăn bể, các ngăn bể khác hoạt động
lệch pha để đảm bảo cho việc cung cấp nước thải lên trạm XLNT liên tục.
Công
trình hoạt động gián đoạn, có chu kỳ. Các quá trình trộn nước thải với bùn, lắng
bùn cặn,... diễn ra gần giống điều kiện lý tưởng nên hiệu quả xử lý nước thải
cao. BOD của nước thải sau xử lý thường thấp hơn 20 mg/l, hàm lợng cặn lơ lửng
từ 3 đến 25 mg/l và N-NH3 khoảng từ 0,3 đến 12 mg/l.
Hệ
thống aerôten hoạt động gián đoạn SBR có thể khử được nitơ và phốt pho sinh hoá
do có thể điều chỉnh được các quá trình hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí trong bể
bằng việc thay đổi chế độ cung cấp ôxy
5.3.
Xử
lý kết hợp nitơ và phốt pho
Phốt pho xâm nhập vào nước có nguồn gốc từ nước thải đô
thị, phân hoá học, cuốn trôi từ đất, nước mưa hoặc phốt pho trầm tích hoà tan
trở lại
Phốt pho trong nước thường tồn tại dưới dạng
orthophotphat (PO43-,HPO42-, H2PO4-,H3PO4)
hay polyphotphat [Na3(PO3)6] và phốt phát hữu
cơ. Tất cả các dạng polyphotphat như pyrometaphotphat Na2(PO4)6,
tripolyphotphat Na5P3O10, pyrophotphat Na4P2O7 đều chuyển hoá về dạng orthophotphat trong môi trường nước.
Trong nước mưa, hàm lượng nitơ và phốt pho phụ thuộc vào lưu vực thoát nước, đặc điểm mặt
phủ ...
Bảng : Lượng nitơ và phốt pho theo nước mưa chảy vào sông, hồ, kg/ha.năm.
Nguyên
tố
|
Rừng
|
Nông
nghiệp
|
Đô thị
|
Nước mưa
|
Nitơ
|
3
(1,3 -10,2)
|
5
(0,5-50)
|
5
(1-20)
|
24
|
Phốt pho
|
0,4
(0,01-0,9)
|
0,5
(0,1-5)
|
1
(0,1-10)
|
1
(0,05-5)
|
Hợp
chất photpho tự nhiên không độc hại , chỉ có một số loại tổng hợp
este trung tính của axit photphoric dùng làm hoá chất bảo vệ thực vật là có độc tính cao. Trong nước bị ô nhiễm, hàm lượng photpho (tính theo photphat) không lớn, khoảng 0,1 mg/l, chủ yếu dạng
orthophotphat . Trong nước thải nồng độ photphat cao . Phốt pho là nguyên nhân
chính gây ra bùng nổ tảo ở một số nguồn nước mặt , gây ra hiện tượng tái nhiễm
bẩn và nước có màu, mùi khó chịu.
5.3.1.
Kết hợp xử lý Phốt pho
và Nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học
Một
trong những quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học đang được phát triển đó là
kết hợp xử lý cả nitơ và photpho. Bằng cách sử dụng bùn hoạt tính, các hợp chất
trong các quá trình xử lý thiếu khí (anoxic), xử lý hiếu khí (aerobic), xử lý yếm
khí (anaerobic) kết hợp hoặc riêng biệt để thực hiện quá trình khử nitơ và
photpho. Ban đầu quá trình này được phát triển để khử Photpho, sau đó là kết hợp
khử cả nitơ và photpho.
Các
công nghệ được sử dụng thông dụng nhất là:
-
Quy
trình A2/O
-
Quy
trình Bardenpho (5 bước)
-
Quy
trình UCT
-
Quy
trình VIP
Kỹ
thuật xử lý mẻ kế tiếp cũng có khả năng kết hợp khử Nitơ và Phốtpho
Quy
trình này được cải tiến từ quy trình A/O và bổ sung thêm vùng cấp oxi để khử
nitrat. Giai đoạn lưu trong quá trình thiếu khí xấp xỉ một giờ. Tại vùng anoxic
(thiếu oxy), vi sinh vật lấy oxi từ nitrat (NO3-) và
nitrit (NO22-), lượng nitrat và nitrit được bổ sung bởi hỗn
hợp nước thải tuần hoàn từ sau vùng aerobic. Hàm lượng phótpho tập trung trong
nước nước thải nhỏ hơn 2mg/l là có thể chấp nhận được với nước thải không có công
đoạn lọc, và nhỏ hơn 1.5mg/l với nước thải sau lọc.
Quy trình
Bardenpho (5 giai đoạn)
Từ bể Bardenpho 4 giai đoạn để xử lý Nitơ, bổ sung thêm 1
giai đoạn để kết hợp khử cả nitơ và photpho. Thêm giai đoạn thứ 5 là quá trình
yếm khí anarobic để khử photpho lên đầu tiên của quy trình kết hợp khử nitơ,
photpho. Sự sắp xếp các giai đoạn và cách tuần hoàn hỗn hợp nước thải sau các vùng
cũng khác nhau và khác quy trình xử lý A2/O. Hệ thống 5 bước cung cấp
các vùng anaerobic, anoxic, aerobic để khử cả Nitơ, Photpho và hợp chất hữu cơ.
Vùng Anoxic (giai đoạn 2) để khử nitrat và được bổ sung nitrat từ bể aerobic
(giai đoạn 3). Bể aerobic cuối cùng tách khí N2 ra khỏi nước và giảm
hàm lượng Photpho xuống tối đa. Thời gian xử lý kéo dài hơn quy trình A2/O.
Tổng thời gian lưu nước là 10-40ngày, tăng sinh khối của vi sinh vật
Quy trình
UCT
Được sáng tạo tại trượng đại học Cape Town, giống quy
trinh A2/O nhưng có 2 sự khác biệt. Thứ nhất, bùn hoạt tính được tuần
hoàn đến bể Anoxic thay vì bể anaerobic. Thứ hai, xuất hiện vòng tuần hoàn từ bể
anoxic đến anaerobic. Bùn hoạt tính đến bể anoxic, hàm lượng nitrat trong bể
anaerobic sẽ bị loại bỏ, theo đó ta tách được photpho trong bể anaerobic. Bản
chất của vòng tuần hoàn giữa các bể là cung cấp hợp chất hữu cơ đến bể
anaerobic. Hợp chất từ bể anoxic bao gồm các hợp chất hữu cơ hòa tan (BOD) nhưng
hàm lượng nitrat rất ít, tạo điều kiện tốt nhất để lên men kỵ khí trong bể
anaerobic. Vào năm 1989, chưa có nhà máy nào tại Mỹ sử dụng quá trình này.
Quy trình VIP (Virginia Initiative
Plant in Norfolk. Virginia)
Quy
trình này giống A2/O và UCT ngoại trừ cách tuần hoàn hỗn hợp nước thải
giữa các bể. Bùn hoạt tính cùng với nước thải sau bể aerobic (đã khử nitrat) được
đưa lại bể anoxic. Nước thải từ bể anoxic quay trở lại đầu vào của anaerobic.
Trên cơ sở những dữ liệu kiểm tra được, xuất hiện một số hợp chất hữu cơ trong
nước thải đầu vào, đảm bảo sự ổn đinh trong hoạt động của bể kỵ khí, làm giảm
nhanh chóng lượng oxi theo yêu cầu.
5.3.2.
So sánh ưu, nhược điểm
của các quá trình kết hợp xử lý cả nitơ và photpho
Các
quá trình
|
Ưu điểm
|
Nhược
điểm
|
A2/O
|
Bùn
thải có một hàm lượng tương đối cao phôtpho ( 3 – 5%) và là một nguồn phân bón
giá trị
Khả
năng khử nitrat cao hơn so với dây chuyền A/O.
|
Hoạt
động dưới điều kiện khí hậu lạnh thường không ổn định
Phức
tạp hơn so với công nghệ A/O
|
Bardenpho
|
Tạo
ra ít bùn thải nhất trong hệ thống các phương pháp xử lý phốtpho hiện thời.
Bùn
thải có một hàm lượng tương đối cao phôtpho và là một nguồn phân bón giá trị.
Có
khả năng giảm thiểu tổng lượng nitơ tới mức thấp, tốt hơn so với đa số các phương
pháp khác.
Độ
kiềm được khôi phục cho hệ thống.Vì vậy có thể tiết kiệm lượng hoá chất tiêu
thụ
Được
sử dụng rộng rãi ở Nam Phi và những nơi có điều kiệnvề tài chính
|
Với
nhiều vòng tuần hoàn, cần phải tính toán thêm công suất của bơm và các yêu cầu
về vấn đề bảo dưỡng.
Mới
chỉ được thí nghiệm chủ yếu ở Mỹ.
Những
yêu cầu cho hoá chất phụ trợ thường không ổn định.
Yêu
cầu khối tích lớn hơn so với quá trình A2/O.
|
UCT
|
Luân
chuyển các vùng Anoxic để loại bỏ quá trình tái hợp của Nitrat và cung cấp môi
trường tách phôtpho tốt hơn trong các vùng Anaerobic.
Dung
tích ngăn phản ứng nhỏ hẹp hơn so với quá trình Bardenpho.
|
Chưa
có những công trình thực tế tại Mỹ.
Ảnh
hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất quá trình vẫn chưa được chuẩn hoá.
Tỷ
suất BODF yêu cầu cao
Những
yêu cầu đối với hoá chất phụ trợ không ổn định
Tuần
hoàn nội vi rộng làm tăng điện năng tiêu thụ của máy bơm và các yêu cầu vận hành
bảo dưỡng.
|
VIP
|
Tuần
hoàn nitrat qua vùng anoxic để giảm lượng ôxy yêu cầu và lượng kiềm tiêu thụ.
Luân
phiên nước thải từ vùng anoxic sang vùng anaerobic để giảm lượng nitrat trong
vùng hiếu khí.
Có
thể áp dụng để xử lý Nitơ tạm thời hoặc phốt pho quanh năm
|
Tuần
hoàn nội vi rộng làm tăng điện năng tiêu thụ của máy bơm và các yêu cầu vận hành
bảo dưỡng.
Chỉ
mới được áp dụng hạn chế tại Mỹ
Nhiệt
độ thấp làm giảm khả năng tách Nitơ .
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét